HTK

Luôn mang đến những công trình Hợp lý về công năng - Thẩm mỹ trong thiết kế - Kinh tế trong xây dựng


Trang chủ Tư vấn Tư vấn xây nhà Các chi phí xây nhà nhất định bạn phải biết

Các chi phí xây nhà nhất định bạn phải biết

Lượt xem: 558
Đánh giá
5/5 - (9 votes)

Các chi phí xây nhà ở cho từng hạng mục thi công xây dựng nhất định bạn phải nắm rõ mới xây nhà thành công. Có câu “tậu trâu, cưới vợ, xây nhà” là ba việc lớn của đời người. Việc xây nhà vốn luôn là việc lớn, bởi vậy việc lên kế hoạch tỉ mỉ và chuẩn bị kinh phí là cực kỳ cần thiết. Khi đã hiểu rõ các thông tin, anh chị có thể dự toán trước các loại chi phí trong quá trình xây dựng, để tránh bị vượt quá ngân sách và tạo thành áp lực tài chính trong tương lai. Vậy những loại chi phí khi xây nhà là gì? Từ đó lựa chọn đơn vị thiết kế xây dựng phù hợp với tiêu chí của anh chị.

Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Các khoản kinh phí xây nhà cần nắm để chủ động trong việc xây nhà.

Các chi phí xây nhà cơ bản nhất.

1. Chi phí thiết kế nhà – rất cần thiết và đáng tiền.

Chi phí thiết kế chỉ chiếm 2-3% tổng chi phí xây dựng nhà nhưng có thể ảnh hưởng 20-30% chi phí phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng. Nên việc chi trả cho chi phí thiết kế là rất cần thiết và đáng tiền.

Xây nhà ai cũng muốn nhà mình đẹp, nhưng nhiều gia chủ không muốn “tốn” thêm chi phí thiết kế. Vậy nên đi “mượn” hoặc copy phối cảnh trên mạng rồi tự chỉnh sửa. Song, việc này có một số nhược điểm như sau:

  • Bản vẽ sẽ không khớp 100% với diện tích đất hoặc xây dựng.
  • Mặt tiền, nội thất không phù hợp với gu thẩm mỹ, sở thích và thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
  • Bản vẽ không tối ưu được công năng.

Trong khi việc thiết kế lại đem tới những lợi ích to lớn:

  • Phối cảnh mặt tiền riêng biệt, đẹp mắt, thu hút cho tổ ấm.
  • Diễn giải mặt bằng bố trí, kích thước, thông tin vật liệu xây dựng, sơ đồ điện nước phục vụ quá trình thi công. Đảm bảo công trình xây đúng với quy định, quy hoạch tại từng địa phương.

Hiện nay, chi phí thiết kế nhà được tính theo công thức cơ bản:

Tổng diện tích xây dựng( còn gọi là tổng khối lượng thi công) x Đơn giá thiết kế/m2

Xem chi tiết:  bảng giá thiết kế nhà ở

2. Chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng

Dọn dẹp và giải phóng mặt bằng là phần công việc mà các gia chủ phải tự mình thực hiện để bàn giao mặt bằng trống cho đơn vị thi công.  Nếu xây nhà mới trên nền nhà cũ thì chi phí dọn dẹp, giải phóng mặt bằng là không nhỏ. Gia chủ sẽ phải phá dỡ bê tông, cấu kiện ngầm cũ, chặt bỏ cây xanh, hút hầm cầu, đổ cát san lấp mặt bằng…. Sau đó, bàn giao lại mặt bằng trống cho đơn vị thi công.

Mức phí phá dỡ công trình, dọn dẹp, và bàn giao phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, kết cấu, vị trí và công trình có thu hồi được vật tư hay không?

3. Chi phí đào móng và gia cố móng

Đối với những căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiên cố cho những căn nhà thì bạn phải gia cố móng (ép, đóng cọc nếu cần thiết). Chi phí này cũng sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng, địa chất, vật liệu xây dựng, kết cấu và phương pháp thi công.

4. Chi phí thủ tục pháp lý xây dựng

Xây nhà hợp pháp là vấn đề tối quan trọng và được rất nhiều gia chủ quan tâm. Chi phí xin phép xây dựng tuy không cao, nhưng lại mất nhiều thời gian và công sức nếu không am hiểu về quy định pháp luật hoặc không thỏa thuận được khi tranh chấp (nếu có) với các bên liên quan. Ví dụ như vấn đề chia ranh mốc xây dựng với hàng xóm.

Giấy phép xây dựng

Tại TP.HCM th. Một bộ bản vẽ thiết kế xin giấy phép xây dựng đầy đủ theo đúng quy định của Luật xây dựng dao động từ 3.000.000 VND đến 10.000.000 VND hoặc hơn, tuỳ theo quy mô và diện tích. Thời gian XPXD là 21 ngày làm việc.

Nhưng với gia chủ đã có kinh nghiệm xây nhà, có thể thực hiện thủ tục xin phép xây dựng nhanh gọn và dễ dàng hơn. Nếu chưa có kinh nghiệm, lời khuyên của HTK là nên chọn một đơn vị thực hiện trọn gói thủ tục pháp lý xây dựng để tiết kiệm thời gian và chi phí.

Cắm mốc xây dựng

Chi phí cắm mốc giới theo quy định xây dựng và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa sẽ thay đổi tùy vào từng trường hợp cụ thể

Xin cấp sở hữu nhà ở

Các loại phí phải nộp:

  • Lệ phí trước bạ. Số tiền lệ phí trước bạ phải nộp là 0,5% tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ. Do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương.
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mức thu tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương. Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới, 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
  • Thuế thu nhập cá nhân. Thuế nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2% tính trên giá trị chuyển nhượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng chuyển nhượng.

Xin cấp điện – nước

Các khoản chi phí xin cấp điện bao gồm:

  • Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ (trừ aptomat, cầu chì phía sau aptomat hoặc cầu chì bảo vệ công tơ)
  • Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.

Chi phí lắp công tơ nước mới bao gồm:

  • Cụm đồng hồ đo nước đối với trường hợp khách hàng lắp đặt mới.
  • Khách hàng tách hộ sẽ do đơn vị cấp nước chịu chi phí. Trường hợp này áp dụng đối với các khách hàng nằm trong phạm vi cấp nước của công ty và khu vực dự án đã đầu tư toàn bộ tuyến ống phân phối và dịch vụ.

Xin lắp đặt hệ thống nước thải

Dẫn nước thải từ hố ga trong nhà đấu nối vào cống thoát nước thành phố. Tùy theo trường hợp cụ thể chi phí xin lắp đặt hệ thống nước thải có thể thay đổi.

Xin cấp số nhà

Mức thu lệ phí cấp biển số nhà như sau:

  • Nếu cấp mới thì không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.
  • Nếu cấp lại thì không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà

5. Chi phí vật tư xây dựng phần thô

Chi phí xây dựng cơ bản thường bao gồm vật tư thô (cát, đá, gạch, xi măng…) và nhân công.  Hiện nay trên thị trường giá xây dựng thường dao động từ khoảng 3.800.000 – 4.500.000 đồng cho phần thô. Đơn giá thi công phần thô và nhân công hoàn thiện thường được tính theo công thức:

Giá trị thi công (vnđ) = Đơn giá (vnđ/m²) x Diện tích sàn sử dụng (m²)

Đơn giá xây thô sẽ chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố.

  • Quy mô công trình
  • Nhân công xây dựng xây thô
  • Kết cấu địa chất ảnh hưởng đến loại móng xây dựng
  • Vật tư thô
  • Bản thiết kế nhà

6. Chi phí vật tư hoàn thiện

Sau khi thi công phần thô (móng, tường bao, sàn, tầng…) sẽ đến giai đoạn thi công hoàn thiện gồm trát tường, sơn, láng sàn, lát gạch, lắp đặt hệ thống điện nước, nội thất…Phần chi phí vật tư hoàn thiện này sẽ được tính tách biệt với phần thi công thô trong cách tính chi phí xây nhà. Tạm tính theo m2: 2->3tr/m2.

Tính chi phí dựa trên m2

Cách tính này áp dụng khi khách hàng chọn một đơn vị thầu trọn gói vật tư hoàn thiện.

Tổng chi phí vật tư hoàn thiện = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá trên 1m2

Về đơn giá xây dựng, mỗi nhà thầu sẽ cung cấp nhiều gói với mức giá khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Sự chênh lệch giữa các mức giá là do khác nhau về chất lượng, thương hiệu vật tư…

Trong quá trình triển khai, khách hàng có thể thay đổi chủng loại vật tư cho phù hợp với thực tế. Khi đó, công ty sẽ tính toán lại phát sinh tăng/giảm để gia chủ cùng theo dõi.

Sau đây là: bảng giá 3 gói vật tư hoàn thiện tại HTK.

Tính tổng chi phí các vật tư cộng lại

Cách tính này áp dụng khi anh chị tự đi mua từng loại vật tư. Anh chị sẽ chủ động tìm kiếm đơn vị cung cấp vật tư và mua sắm, còn phần nhân công thì thuê từ đơn vị xây dựng.

Phần vật tư hoàn thiện này sẽ chiếm khoảng 30% chi phí xây nhà. Do đó gia chủ cần đặc biệt quan tâm để có sự tính toán, dự trù chi phí phù hợp. . Để giúp công tác dự trù chi phí hiệu quả, bạn nên có một bản vẽ thiết kế chỉnh chu và khả thi để thi công. Với bản thiết kế đó, kiến trúc sư sẽ giúp quý vị dự toán được chính xác 80 – 90%.

7. Chi phí nhân công xây dựng

Gồm lương kỹ sư giám sát, thợ hồ, thợ điện, thợ sơn… Chi phí nhân công có thể tạm tính theo m2: 1.5->2.5tr/m2. Tùy theo diện tích nhà, phong cách thiết kế mà mức giá này sẽ có sự biến động.

Công thức tính chi phí nhân công

Tổng chi phí nhân công = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá nhân công/m2

Người thợ xây sẽ là yếu tố quyết định công trình thực tế có giống với bản vẽ hay không? Do đó, ở những dự án chuyên nghiệp, luôn phải có kiến trúc sư chủ trì và kỹ sư giám sát theo dõi quá trình thi công để đảm bảo được thi công phải đúng bản vẽ, và đạt chất lượng. Ngoài ra đơn vị chuyên nghiệp sẽ có phương pháp tổ chức và điều hành dự án tốt, giảm rủi ro chậm tiến độ, phát sinh chi phí.

8. Chi phí thiết kế nội thất cho căn nhà

Để hoàn thiện ngôi nhà, có một tổ ấm đẹp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình thì không thể thiếu phần nội thất như tủ bếp, bàn ghế, giường, kệ trang trí, tranh trang trí… Chi phí nội thất từ 300tr trở lên.  Chi phí gia dụng, công nghệ: tủ lạnh, bếp, máy giặt, máy lọc nước tivi…,  điện thông minh. Chi phí nội thất bao gồm 3 loại cơ bản sau:

1. Chi phí thiết kế nội thất

Đây là chi phí gia chủ chi trả cho bản vẽ thiết kế nội thất. Bản thiết kế sẽ bố trí sao cho những vật dụng nội thất trước tiên là phù hợp với phong cách và nhu cầu sinh hoạt của gia chủ. Tiếp theo là phải hài hòa về thẩm mỹ và kích thước. Có thiết kế nội thất trước khi thi công sẽ giúp gia chủ giảm được rủi ro phát sinh nếu mua sắm nội thất không vừa ý.

Tương tự như thiết kế kiến trúc, chi phí thiết kế nội thất cũng được tính theo công thức

Tổng chi phí thiết kế nội thất = Tổng diện tích xây dựng x đơn giá thiết kế nội thất/m2

Đơn giá thiết kế nội thất  trên thị trường rơi vào tầm 180,000 – 300,000 VNĐ/m2.

Chi phí nhân công thi công nội thất

Khoản chi phí thi công nội thất sẽ bao gồm 2 loại:

  • Chi phí sản xuất nội thất nếu gia chủ muốn đặt làm riêng theo ý muốn.
  • Chi phí vận chuyển, lắp đặt sản phẩm vào vị trí theo bản thiết kế nội thất của kiến trúc sư.

Không thể dự trù được chi phí này khi chưa có bản thiết kế hoàn chỉnh.

Chi phí mua sắm nội thất nhà mới, thiết bị điện máy, đồ công nghệ.

Chi phí mua sắm nội thất mới sẽ phụ thuộc vào thương hiệu và chất liệu sản phẩm. Món đồ có thương hiệu cao cấp và chất liệu tốt sẽ có giá cao hơn món đồ phân khúc bình dân.

9. Chi phí xây dựng sân vườn, cổng, hàng rào

Đây là phần chi phí xây dựng nhà mà rất nhiều gia chủ thường “bỏ quên” khi xây nhà. Thực tế khoản chi phí này là không nhỏ nếu anh chị có diện tích đất lớn, cần làm sân vườn, xây tường rào, và cổng.

Đối với sân vườn

Đối với phần sân vườn sẽ có hai khoản đó là thiết kế và thi công.

Chi phí thiết kế = Đơn giá thiết kế/m2 x Diện tích thiết kế.

Còn thi công sân vườn sẽ phụ thuộc vào diện tích, chủng loại nguyên vật liệu gia chủ lựa chọn và thời điểm thực hiện. Tương tự, xây hàng rào có rất nhiều lựa chọn, dao động tùy theo kết cấu (có đà kiềng, móng hoặc không đà kiềng). Hoặc loại vật tư (sắt, gạch ống, gạch block…), độ dày tường, chiều cao tường bao quanh.

Đối với tường rào, cổng rào

Đối với tường rào, cổng rào thì chi phí xây dựng được xác định dựa vào loại nguyên vật liệu xây dựng ( gạch ống, gạch block, sắt…), kiểu móng, chiều cao, độ dày của tường, cổng thường hay cổng nghệ thuật.

  • Hàng rào móng bê tông cốt thép, tường gạch 10. Đơn giá xây dựng khoảng 2.300.000 VNĐ/m.
  • Hàng rào bê tông kết hợp khung sắt. Đơn giá xây dựng khoảng 2.600.000 VNĐ/m.

Nói tóm lại, nếu ngôi nhà anh chị dự định xây có hạng mục này thì cần làm việc rõ với đơn vị thiết kế, thi công về mặt chi phí, để hiểu tường tận về 3 chi phí tường rào, cổng nhà, sân vườn không kém phần quan trọng này. Đặc biệt, anh chị nên có được bản kê báo giá chi tiết trước khi quyết định các bước đi tiếp theo cho công trình của mình.

10. Các khoản chi phí phát sinh tăng giảm

Việc dự trù chi phí xây nhà chỉ mang tính tương đối, không thể chính xác 100%. Trong quá trình xây nhà sẽ có những khoản phát sinh tăng – giảm ngoài dự kiến. Đa số khi xây nhà mới thì những khoản phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.

Các chi phí phát sinh khi xây nhà có thể gặp ở bất kỳ loại chi phí nào, từ thiết kế đến thi công. Sau đây là những nguyên nhân phát sinh phổ biến :

  • Gia chủ thay đổi ý định trong quá trình xây dựng hoặc phát sinh nhiều hạng mục mới
  • Thay đổi vật liệu hoàn thiện.
  • Khách quan hoàn cảnh nhà vướng vào pháp lý

Trên đây là 10 loại chi phí khi xây nhà mới. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn dự toán chi phí hợp lý để đảm bảo xây nhà hiệu quả và đúng tiến độ.

Lời kết

Điều quan trọng nhất khi xây nhà đó là tìm được một đơn vị uy tín, chuyên nghiệp, minh bạch chi phí và có khả năng dự toán sát với thực tế. Hi vọng bài viết từ Xây dựng HTK sẽ giúp anh chị dự trù được kinh phí khi bắt đầu lên kế hoạch xây dựng ngôi nhà của riêng mình hoặc tìm hiểu thêm giải pháp xây nhà trọn vẹn – chìa khóa trao tay. Một giải pháp xây nhà toàn diện từ HTK qua bài viết Dịch vụ xây nhà trọn gói.

Anh chị còn bất kỳ thắc mắc nào về việc thiết kế xây dựng nhà phố, tính chi phí thiết kế, xây dựng ngôi nhà của mình, hãy gọi Hotline/zalo 0938.259.881. HTK sẽ tư vấn chi tiết miễn phí cho anh chị.

Các bạn hãy like và chia sẽ bài viết đến mọi người! Cảm ơn các bạn! Chúc các bạn sớm xây ngôi nhà mơ ước!

Tác giả : KTS Lê Hải

Kts Lê Hải
Theo dõi tôi
Latest posts by Kts Lê Hải (see all)
    Chia sẻ bài viết

    Bài viết liên quan

    0938.259.881