Màu sắc & Ngũ hành
Ngũ hành mạng cũng có nhiều loại, nên khi dùng màu của Mạng trùng với màu của Hành thì phải cân nhắc cẩn thận vì “lưỡng” hành là con dao hai lưỡi, tùy theo mạng mà đôi khi tốt, đôi khi lại xấu. Thí dụ: Lưỡng Kim thành khí, tức là tốt chỉ cho những người mạng kim nguyên thủy chưa chế biến như Hải Trung Kim; Sa Trung Kim; Bạch Lạp Kim. Các mạng Kim khác thì lại hóa ra “lưỡng kim, kim khuyết” tức là hai kim khí chạm nhau có thể gây sức mẻ, hư hại cho nhau. Cho nên nếu không biết chắc chắn thì tránh mặc, đeo, mang những màu cùng Mạng của mình.
Mộc
Mạng Mộc nên dùng màu xanh nước biển, đen, tím xanh.
“Lưỡng mộc thành lâm”, nhiều cây thành rừng nên mạng Mộc rất hợp với màu xanh lá cây, trang sức như gỗ hóa thạch. Tránh trường hợp những Mạng hợp cùng màu của Hành sinh ra “lưỡng mộc, mộc chiết” tức là bị đổ gãy, giống như con đường công danh, sự nghiệp bị chặt đứt đôi vậy!
Mộc chế khắc được Thổ nên có thể dùng màu nâu, vàng đậm.
Tuyệt đối không nên dùng màu của Kim như vàng tươi, trắng và bạc, ví như cây bị cưa, búa, rìu chặc thành khúc vậy.
Hỏa
Người mạng Hỏa nên dùng màu tương sinh, hành Mộc tức là xanh lá cây.
Có thể dùng màu tương hợp đỏ, hồng, cam nhưng phải cẩn thận, “lưỡng hỏa thành viên” tức là trở thành trọn vẹn, đầy đủ, thành tựu. Nhưng quá nhiều năng lượng thì hóa ra nóng nảy, dễ gây stress, nóng tánh, lên máu, sinh mụn nhọt, lở loét, đau bao tử. Ngoài ra nên đề phòng mạng Hỏa hợp màu hành Hỏa sinh ra “lưỡng hỏa, hỏa diệt” tức bị tàn lụi, thất bại, diệt vong.
Cũng có thể dùng màu mạng Kim như vàng, trắng vì chỉ có lửa mới khống chế, nấu chảy được kim thành chất loảng mà thôi. Những màu Kim rất thích hợp cho những người mạng Hỏa thường hay bị stress.
Không nên dùng màu đen, xanh nước biển, tím-xanh (màu tím nghiêng về xanh, màu tím lạnh, là màu hành thủy).
Thổ
Mạng Thổ nên dùng màu đỏ, hồng, cam
Có thể dùng màu của hành Thổ tức là màu nâu đậm thì rất tốt vì “lưỡng thổ thành sơn” tức là thành núi, giúp địa vị được vững chắc, bảo vệ tiền tài không bị thất thoát. Nhưng cũng phải đề phòng Mạng hợp với màu hành Thổ hóa ra “lưỡng thổ, thổ kiệt” đất bị khô cằn, thể chất kiệt huệ.
Nên tránh màu hành Thủy: đen, xanh nước biển và tím xanh. Kỵ nhứt là màu xanh lá cây, cây rút chất bổ từ đất mà sống, người mạng Thổ dùng màu hành Mộc tức ngày càng suy yếu về sức khỏe, thể lực cũng như tiền tài, vật chất.
Kim
Mạng Kim tốt nhứt nên dùng màu vàng đậm đến nâu, trang sức đeo đá như gỗ hóa thạch, nâu đậm như ngọc mắt cọp. Có thể đeo đá màu trắng như hột xoàn, đá màu bạc hoặc vàng tươi, trân châu hột bẹt vì “lưỡng kim thành khí” tức là thành đồ dùng, khí cụ trở thành vật trợ giúp cho người mạng Kim đạt nhiều mục đích hữu ích, người sang càng sang thêm, người tài phát huy được tài của mình, như rồng thêm cánh vậy. Đề phòng trường hợp “lưỡng kim, kim khuyết” như thí dụ ở trên.
Nên tránh màu xanh lá cây vì chúng không đem lại lợi ích gì.
Kiêng kỵ những màu hành Hỏa như đỏ, hồng, cam.
Thủy
Mạng Thủy tốt nhứt dùng màu bạc, trắng.
Có thể dùng màu đen, xanh nước biển, tím xanh vì “lưỡng Thủy thành Giang” tức là dòng sông, giúp người mạng Thủy bành trướng, nhân gấp nhiều lần những gì tốt đẹp người đó đang có về vật chất cũng như tinh thần. Cũng tùy theo Mạng thuộc loại “Thủy” gì, nên tránh trường hợp Mạng và màu của Hành hợp lại thành “lưỡng thủy, thủy kiệt” tức là nước cạn, sạch hết nước, vào con đường không lối thoát ví như đánh cờ “hết nước” để đi.
Thủy có thể chế khắc được Hỏa nên cũng có thể dùng đá màu đỏ, hồng, cam.
Kỵ màu vàng đậm, nâu, bởi vì đất (đê) có thể trấn áp, chận được nước, nước chảy không suông, mọi sự bế tắc ( màu tím nghiêng về đỏ hồng, màu tím ấm, là màu hành hỏa).
Ngũ Hành
Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy (tiếng Trung: 木, 火, 土, 金, 水; bính âm: Mù, huǒ, tǔ, jīn, shuǐ). Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật. Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương Sinh và (克 – Khắc) hay Tương Khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
Trong mối quan hệ Sinh thì Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ; Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong mối quan hệ Khắc thì Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục,bổ – tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.
Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore … từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự v.v.
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
Các quy luật
Tương sinh, tương khắc, tương thừa, tương vũ kết hợp thành hệ chế hoá, biểu thị mọi sự biến hóa phức tạp của sự vật.
Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.
Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là áp chế lẫn nhau. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hóa trở thành bất thường. Trong tương khắc, mỗi hành cũng lại có hai mối quan hệ: Cái khắc nó và cái nó khắc. Từ quy luật tương khắc, bàn rộng thêm ta có tương thừa (nghĩa là khắc quá đỗi) và tương vũ (nghĩa là khắc không nổi mà bị phản phục lại).
HTK Sưu Tầm.